[Giải đáp] Kinh nguyệt không đều vì sao? (Cách chữa khỏi hoàn toàn)

Kinh nguyệt không đều là như thế nào, hiện tượng này có ảnh hưởng gì không? Kinh nguyệt không đều là tình trạng bất thường chị em không nên xem nhẹ mà cần phải thăm khám và điều trị ngay.

Vậy tại sao kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt không đều phải làm sao, kinh nguyệt không đều ra máu đen có nguy hiểm không hãy theo dõi nội dung bài viết để tìm đáp án.

Kinh nguyệt không đều là bị như thế nào?

Hiện tượng kinh nguyệt không đều tuy không ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt giảm đột ngột estrogen hoặc estrogen cùng progesteron có tính chất chu kỳ. Kinh nguyệt là một điều kỳ diệu, diễn ra mỗi tháng một lần ở người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng trễ kinh, hoặc có kinh sớm hơn 7 ngày hoặc mất kinh, xuất huyết một cách bất thường. Những hiện tượng này xảy ra liên tục trong các tháng và vòng kinh không ổn định là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài từ 28 - 32 ngày, số ngày hành kính từ 3 - 7 ngày với lượng máu kinh là 50 - 80 ml. Nếu chu kỳ kinh của bạn ngắn hơn dài hơn và lượng máu kinh cùng màu sắc thất thường thì được gọi là kinh nguyệt không đều.

Xem thêm: [Giải thích] Tại sao kinh nguyệt không đều? Dấu hiệu và cách điều trị

Tại sao kinh nguyệt không đều?

Chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu? Dưới đây là lý do tại sao kinh nguyệt không đều chị em cần phải biết.

Kinh nguyệt không đều do bệnh lý:

- Đa nang buồng trứng: Do lượng androgens tăng lên đột biến gây ra tình trạng mất kinh, hoặc ra nhiều máu hơn bình thường.

- U xơ tử cung: U xơ tử cung là các khối u phát triển ở thành tử cung, nó gây ra hiện tượng đau bụng kinh, thiếu máu và kinh nguyệt ra nhiều.

- Bệnh tuyến giáp: Người mắc bệnh u tuyến giáp, bị suy giáp sẽ khiến kinh nguyệt kéo dài hơn, gây đau bụng dẫn tới hiện tượng rong kinh. Cường giáp sẽ gây mất kinh luôn hoặc ngày “đèn đỏ” lượng máu kinh rất ít.

- Lạc nội mạc tử cung: Bệnh này gây đau bụng kinh dữ dội, ngày có kinh dài, ra nhiều máu.

- Ung thư cổ tử cung: Hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh, ra nhiều máu do bệnh ung thư cổ tử cung gây lên.

- Độ tuổi tiền mãn kinh: Phụ nữ 40 tuổi thì lượng estrogen sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn trung bình từ 7 - 10 ngày và kinh nguyệt không đều sau sinh ở phụ nữ sẽ dễ xảy ra hơn.

- Mang thai và cho con bú: Khi mang thai sẽ gây hiện tượng mất kinh hoàn toàn cho tới khi sinh em bé. Sau khi sinh bé, nhiều mẹ mất kinh tới 6 - 1 năm. Do prolactin trong sữa mẹ ức chế hormon, vì thế mẹ sẽ có hiện tượng mất kinh hoặc ít kinh. Kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường, đều khi mẹ cai sữa.

Do thói quen sinh hoạt:

- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên nhịn ăn để giảm cân trong thời gian dài sẽ gây ra các tình trạng trễ kinh, mất kinh. Tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 đến từ nguyên nhân này là chủ yếu vì nhu cầu làm đẹp, sinh hoạt của con gái.

- Sử dụng thuốc tránh thai liên tục: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai rất lớn, sử dụng liều lượng cao, trong thời gian dài sẽ gây nên mất kinh và vô sinh ở nữ giới.

- Stress: Tình trạng căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, gây ra hiện tượng kinh đến quá sớm hoặc trễ.

- Làm việc quá sức, thức đêm: Thường xuyên thức đêm, làm việc quá sức sẽ khiến đồng hồ sinh học bị thay đổi gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

- Dùng chất kích thích: Các chất kích thích sau khi đi vào cơ thể sẽ làm thay đổi, rối loạn nội tiết tố và gây ra các tình trạng kinh nguyệt đến sớm, đau bụng kinh.

Xem thêm: [Bật mí] Kinh nguyệt không đều nên ăn gì hết đau, ổn định và an toàn

Triệu chứng kinh nguyệt không đều ở nữ

Chị em phụ nữ làm sao để biết chu kỳ kinh nguyệt của mình có đều hay không? Dưới đây là những biểu hiện của kinh nguyệt không đều để dẽ dàng nhận biết:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít.
  • Máu kinh có màu sắc bất thường, máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
  • Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.
  • Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày. Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít.
  • Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên (vô kinh thứ phát) hoặc trường hợp chưa bao giờ có kinh (vô kinh nguyên phát).
  • Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi... trong thời kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: [Cảnh báo] Chu kỳ kinh nguyệt không đều chị em chớ coi thường

Các kiểu của hiện tượng kinh nguyệt không đều

Bị chậm kinh

Ví dụ, chu kỳ kinh bình thường của bạn là 28 ngày những tháng này vẫn chưa có được gọi là trễ kinh. Thời gian trễ kinh có thể lên tới 7 - 10 ngày, thậm chí là cả tháng.

Kinh nguyệt sớm

Ngược lại với chậm kinh, nguyệt nguyệt đến sớm là hiện tượng kỳ nguyệt san tới sớm hơn 7 - 10 ngày, thậm chí giữa chu kỳ kinh đã có kinh nguyệt.

Rong kinh

Lượng máu kinh ra nhiều hơn 80 - 100ml với số ngày hành kính trên 7 ngày. Lượng máu được tống ra ngoài nhiều hay ít tùy theo nguyên nhân.

Kinh nguyệt ít và quá ngắn (chứng ít kinh nguyệt)

Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít).

Kinh thưa

Nghĩa là bạn chậm kinh 2 tháng, 3 tháng hay khoảng cách chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 5 tháng.

Vô kinh

Nghĩa là bạn không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm.

Kinh nguyệt có màu bất thường

+ Kinh nguyệt không đều có màu nâu đen: rối loạn hormone estrogen và progesterone khiến lớp niêm mạc bên trong tử cung dày lên.

+ Kinh nguyệt không đều ra máu đen sẫm: có bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh lây qua đường tình dục

Xem thêm: Kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai (Cách nhận biết chính xác nhất)

Kinh nguyệt không đều có sao không?

Kinh nguyệt không đều có sao không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chị em phụ nữ hay không? Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt không nên chủ quan, hiện tượng này có tác hại rất lớn tới chức năng sinh sản và nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.

- Nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn: Để có thai, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải ổn định, đều nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, hiện tượng mất kinh liên tục xảy ra thì rất khó có khả năng thụ thai, tỉ lệ trứng rụng rất thấp. Phụ nữ trong độ tuổi 30 - 40 vẫn chưa có con mà rối loạn kinh nguyệt thì khả năng vô sinh rất cao. Với các trường hợp này phải tiến hành khám, chữa trị càng sớm càng tốt.

- Các bệnh phụ khoa phát triển: Kinh nguyệt không đều là môi trường tốt cho các tác nhân, nấm, vi khuẩn gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm nhiễm âm đạo… Các bệnh phụ khoa không phát hiện, chữa trị sớm sẽ cản trở quá trình thụ thai, gây vô sinh, khó con con cao.

- Thiếu máu: Kinh nguyệt không đều, tháng ra ít tháng ra quá nhiều máu, băng huyết đột ngột sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt máu, gây các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi…

- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Kinh nguyệt không đều sẽ dẫn tới việc da mặt xấu đi, mụn nhọt, thâm quầng ở mắt, lão hóa nhanh...

- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai hay không?

Khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt thì rất khó để nhận biết mình có thai hay không và dấu hiệu để nhận biết có thai khi bị trễ kinh cũng không rõ ràng và tỷ lệ mang thai khi bị kinh nguyệt không đều là 50/50. Để biết mình có thai hay không khi bị rối loạn kinh nguyệt thì chị em nên thực hiện các cách sau:

- Kiểm tra bằng que thử thai: Sau 7 - 10 ngày bạn có thể dùng que thử để biết kết quả.

- Tới cơ sở y tế kiểm tra, siêu âm.

- Quan sát chu kỳ kinh tiếp theo.

- Cơ thể có những sự thay đổi như thèm ăn, mệt mỏi, buồn nôn… thì bạn đã có thai.

Kinh nguyệt không đều là bệnh gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ. Vì thế để ngăn ngừa khả năng vô sinh xảy ra bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình tốt nhất, khoa học và khi phát hiện dấu hiệu kinh nguyệt không đều nên tới bệnh viện khám, điều trị sớm nhất. Bệnh càng để lâu càng khó chữa và gây nhiều biến chứng, đặc biệt sẽ khiến bạn mất khả năng làm mẹ, vô sinh.

Cách điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả nhất

Kinh nguyệt không đều phải làm sao, điều trị bằng cách nào tốt nhất? Khi bị kinh nguyệt không đều chị em không nên để lâu mà cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ điều này sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn nếu điều trị sai cách.

Đi khám bác sĩ:

Để được chuẩn đoán, chữa trị kinh nguyệt không đều ở tuổi 17 trở lên thì nên tới bệnh viện siêu âm, kiểm tra ổ bụng, cổ tử cung để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất.

  • Dùng thiết bị hiện đại để soi âm đạo có bị bệnh phụ khoa hay không đẻ có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Kiểm tra ổ bụng, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng... có vấn đề gì không.

Chữa bằng Đông y:

Bạn có thể dùng các bài thuốc theo đông y bằng các dược liệu tự nhiên dễ kiếm, đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và không tác dụng phụ ở dưới đây:

- Uống cao ích mẫu: Bạn nên uống cao ích mỗi dạng nước mỗi ngày để điều hòa kinh nguyệt tốt nhất. Ngày uống 3 – 4 lần

- Nước hạt thì là: Hãm trà hạt thì là như cách pha trà xanh bình thường. Hạt thì là có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt.

- Ngải cứu: Ngải cứu sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp kinh nguyệt ổn định đúng chu kỳ, giảm đau bụng… Dùng ngải ép lấy nước uống hoặc chế biến món ăn như gà hầm ngải cứu, trứng ngải cứu…

- Gừng: Kinh nguyệt không đều nên uống nước gừng trước kỳ kinh nguyệt để giảm đau bụng, điều kinh.

- Mùi tây: Mùi tây có tác kích thích các hormone điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng. Cách thực hiện: giã nát lá mùi tây, chắt lấy nước cốt và uống trước kỳ kinh.

- Diếp cá: Diếp cá có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tốt cho máu và giảm các triệu chứng đau bụng tới tháng. Bạn có thể uống nước ép diếp cá hoặc ăn sống mỗi ngày để kinh nguyệt ổn định, đều.

- Kinh nguyệt không đều nên ăn gì tốt, giúp kinh nguyệt ổn định: Bạn nên ăn các thực phẩm bổ máu, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt như: Ngũ cốc, nghệ, đu đủ xanh, trứng, cá hồi, nha đam, cà rốt...

Điều trị tại nhà:

- Thay đổi thực đơn hàng ngày

Nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, bổ sung rau củ quả và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và nội tiết tố trong cơ thể được ổn định.

- Tăng cường tập luyện thể dục

Tập thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân, không tập luyện quá sức giúp cho chị em có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt giúp loại bỏ những rối loạn nội tiết.

- Uống nhiều nước

Đây là việc vô cùng quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru và giữ cho lượng đường huyết ổn định, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.

- Tránh sử dụng các chất kích thích

Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá... Bởi đây là những thứ gây hại đến sức khỏe khiến cho kinh nguyệt không đều.

Trên đây là tất tần tật những chia sẻ, giải đáp về vấn đề kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ. Nếu còn điều gì chưa rõ cần tư vấn bạn hãy gọi ngay tới hotline 0243 9656 999 (miễn phí) để được các chuyên gia phòng khám phụ khoa Bà Triệu giải đáp.

Các tìm kiếm liên quan đến kinh nguyệt không đều

triệu chứng kinh nguyệt không đều

kinh nguyệt không đều có sao không

nguyên nhân kinh nguyệt không đều

cách điều trị kinh nguyệt không đều

chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

kinh nguyệt không đều có thai không

kinh nguyệt không đều ở tuổi 17

kinh nguyệt không đều ở tuổi 20