Viêm nhiễm phụ khoa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý nguy hiểm và phổ biến mà chị em nào cũng có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. Viêm nhiễm phụ khoa là gì, viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có sao không, điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng cách nào? Hãy theo dõi bài viết để tìm đáp án.

Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa hầu hết chị em phụ nữ nào cũng có thể mắc phải, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được đó là bệnh như thế nào.

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục nữ, bao gồm một số bệnh cơ bản như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm phần phụ… do thói quen vệ sinh chưa đúng cách hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

Đối với bệnh phụ khoa có thể chỉ là các bệnh viêm nhiễm đơn giản nhưng nếu như không được phát hiện sớm và chữa kịp thời thì chị em sẽ rất dễ gặp phải các hiểm họa khôn lường về lâu về dài. Một trong số đó chính là bệnh huyết trắng, nấm và viêm phụ khoa.

Ban đầu những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa này đã không quá nguy hiểm nhưng mà do không được điều trị kịp thời và theo đúng phương pháp khiến cho bệnh tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần và một phần là do sự chủ quan của nhiều chị em phụ nữ đã khiến cho bệnh đã ngày càng nặng hơn.

 Khi đó, thì bệnh không chỉ gây ra bất tiện ở trong sinh hoạt mà còn gây nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe về sinh sản và thậm chí là liên quan đến tính mạng của người bệnh như: viêm tắc vòi trứng, xảy thai, sinh khó, vô sinh, hay ung thư cổ tử cung, ung thư cả buồng trứng…

Xem thêm: Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa khỏi hoàn toàn không cần thuốc

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Tại sao phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, nguyên nhân gây bệnh là gì? Viêm nhiễm phụ khoa bao gồm nhiều bệnh lý nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây nên. Những nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa cần biết để phòng tránh cụ thể là:

- Tâm lý

Tâm lý căng thẳng, thường xuyên lo lắng khiến cho não bộ căng thẳng cộng thêm sức đề kháng của nhiều chị em không cao sẽ khiến vi khuẩn, nấm sẽ dễ dàng tấn công và gây bệnh phụ khoa hơn.

- Thói quen sinh hoạt không khoa học

Nhiều chị em có thói quen mặc quần lót chặt, vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, không thoáng sạch kêt hợp với hoạt động vệ sinh không đảm bảo, không biết cách vệ sinh vùng kín cũng khiến các vi khuẩn tấn công dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn.

- Nội tiết tố mất cân bằng

Khi nội tiết tố trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân như căng thẳng, mất ngủ kéo dài, phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều dẫn đến tình trạng mất cân bằng khiến nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa.

- Lây nhiễm bệnh trực tiếp

Đó là trong quá trình bơi lội, tắm chung, sử dụng chung quần áo với người bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc quan hệ tình dục với người bị viêm nhiễm cũng là nguyên nhân gây nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, nguyên nhân nhiễm khác đó là nữ giới trải qua thủ thuật tại vùng kín sử dụng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh tác động tại cơ quan sinh dục dẫn đến nữ giới nhiễm bệnh.

- Mất cân bằng độ PH:

Trong môi trường âm đạo có tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại bởi chúng tồn tại cân bằng nhau. Khi bị mất cân bằng PH các vi khuẩn có hại có xu hướng tăng lên tấn công vi khuẩn có lợi dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm.

Xem thêm: Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa chị em không nên bỏ qua

Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa

Làm thế nào để chị em phụ nữ biết mình bị viêm nhiễm phụ khoa? Có nhiều trường hợp phụ nữ bị viêm nhiễm nặng do chủ quan với những dấu hiệu bệnh không kịp thời phát hiện và chữa trị.

Những dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa cụ thể là:

- Vùng kín ngứa rát

 Khi bị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa người bệnh thường bị ngứa và nổi mẩn ở vùng kín. Trong trường hợp này có thể đã bị viêm nhiễm âm hộ do vi khuẩn hoặc do kích ứng với những hóa chất có trong dung dịch vệ sinh, sữa tắm...

- Khí hư có biểu hiện bất thường

Ở người khỏe mạnh dịch tiết âm đạo sẽ có màu trắng trong hoặc không màu như lòng trắng trứng gà, không có mùi. Nếu khí khi xuất hiện những biểu hiện bất thường bao gồm từ màu sắc, mùi.... thì đó cũng là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa mà chị em cần lưu ý.

- Đau bụng dữ dội khi hành kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt nữ giới thường có cảm giác đau bụng liên tục trước hoặc trong khi hành kinh vài ngày, đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu chị em bị đau bụng dữ dội, kèm theo tình trạng buồn nôn, huyết áp tụt, chóng mặt, vã mồ hôi... thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề phụ khoa nào đó nghiêm trọng.

- Khí hư có mùi khó chịu

Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, khí hư không chỉ có tính chất bất thường mà còn có mùi hôi tanh... nhất là sau khi kết thúc thời kỳ hành kinh hoặc sau quan hệ. Nguyên nhân của trường hợp này có thể do vi khuẩn nấm tấn công gây viêm nhiễm tại âm đạo.

- Chảy máu âm đạo

Nếu âm đạo bị xuất huyết bất ngờ không phải do tới chu kỳ kinh nguyêt hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dịch thì có thể đó là bệnh lý của u xơ cổ tử cung, ung thư tử cung và cũng có thể do chị em lạm dụng thuốc tránh thai. Thuốc gây nên mất cân bằng nội tiết tố nữ, tiền mãn kinh. Những để chắc chắn chị em không nên chủ quan với dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa này.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tình mạng nhưng về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản sau này của chị em. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa này các chị em cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị dứt điểm.

Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa cần biết để phòng tránh

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai rất nguy hiểm cho cả bà mẹ lẫn thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi đang phát triển. Các mẹ bầu không nên chủ quan khi thấy mình có những dấu hiệu viêm phụ khoa, nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

Những ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và em bé khi mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa bao gồm:

  • Gây hại cho người mẹ, khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng em bé hoặc yêu cầu sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
  • Gây hại trực tiếp cho em bé bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh.
  • Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn có thể gây ra chuyển dạ sinh non.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan, giang mai, herpes và HIV, có thể lây nhiễm cho thai nhi.
  • Chlamydia - một loại vi khuẩn gây viêm âm đạo- có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.
  • Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non, và trong quá trình thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.
  • Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.

Xem thêm: Mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có sao không?

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả bằng cách nào?

Để chữa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả thì người bệnh cần phải kiên trì, phối hợp và tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Chị em phụ nữ không nên tự ý dựa vào dấu hiệu để mua thuốc điều trị tại nhà, điều này rất nguy hiểm có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn nếu sai cách.

Muốn điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả thì trước hết chị em cần phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác loại bệnh mình mắc phải, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp, hiệu quả nhất.

Dưới đây là các cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa:

1. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc

Các thuốc thường dùng để chữa viêm- nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung là những loại thuốc kháng sinh đường uống, bôi và cả đặt thuốc, kết hợp với dung dịch vệ sinh. Có thể kể tên một số loại như là thuốc Cloroxit (kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí); Metronidazol (kháng sinh diệt ký sinh trùng Trichomonas); hay thuốc nhóm Miconazol, Fluconazole (kháng sinh trị viêm do nấm).

2. Biện pháp xâm lấn

Một số biện pháp dùng ở trong điều trị viêm nhiễm âm đạo như là liệu pháp Ánh sáng xanh (trong điều trị viêm âm đạo); đốt điện, áp lạnh hay dao cao tần (trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung).

3. Dùng thuốc đặt

Đây là một cách được dùng nhiều để mà chữa, việc dùng thuốc đặt hay các dạng thuốc để bôi chữa viêm nhiễm phụ khoa sẽ giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn ở tại âm đạo hiệu quả. Tuy nhiên, dùng thuốc đặt loại nào, liều lượng ra sao, và cách đặt thuốc thế nào là đúng?…bạn cần phải tham khảo và nhờ sự tư vấn của những y sĩ có nhiều kinh nghiệm.

4. Dùng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Với các nguyên liệu từ tự nhiên gần gũi xung quanh chúng ta như là: ngải cứu, lá chè xanh, lá lốt, hay trinh nữ hoàng cung,.. bạn có thể tự chữa khỏi bệnh phụ khoa cho mình mà bạn không cần lo ngại các tác dụng phụ gây ra. Nhưng mà bạn cũng cần lưu ý thực hiện đúng cách, đúng lượng để mà đạt kết quả tốt nhất.

Chị em có thể tham khảo và áp dụng đúng công thức: bạn chữa bệnh phụ khoa bằng lá lốt, hay chữa huyết trắng ra nhiều bằng lá chè xanh,…để mà nhanh chóng thoát khỏi những phiền phức do bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra.

5. Bổ sung các thực phẩm chữa viêm nhiễm phụ khoa

Chế độ ăn uống cũng rất là quan trọng, chúng có thể hỗ trợ chữa bệnh nhưng mà cũng có thể khiến bệnh nặng hơn. Ăn gì để mà chữa viêm nhiễm phụ khoa đây?

Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày: nhai sống vài tép tỏi hoặc là thêm tỏi vào các bữa ăn; sữa chua không đường,…chúng sẽ rất là tốt để giúp cho bệnh nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, cần tránh: đồ ngọt, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, và các chất kích thích.

Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả

Viêm nhiễm phụ khoa chủ yếu do thói quen trong cuộc sống hàng ngày của chị em gây nên. Vì thế để phòng ngừa, hạn chế viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả thì phụ nữ cần phải áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách

Sử dụng nước ấm để rửa vùng kín và lau bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần/ ngày, khăn mềm có thể làm giảm mồ hôi tích tụ và do đó loại bỏ mùi khó chịu.

Tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo. Theo các chuyên gia sức khỏe, những sản phẩm này tưởng rằng sẽ giúp âm đạo khỏe mạnh và thơm tho, nhưng ngược lại, chúng chứa các hóa chất độc hại làm giảm nồng độ pH của âm đạo và gây khô rát. Khi bị khô, âm đạo có mùi trầm trọng hơn.

Bạn có thể phòng ngừa lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo bằng cách lau theo chiều từ trước ra sau khi đi vệ sinh xong. Bước này giúp vùng kín không nhiễm vi khuẩn gây nên mùi hôi và viêm nhiễm có thể.

  • Vệ sinh vùng kín trong thời gian đặc biệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh sau 3 – 4 giờ/lần, nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, làm vùng kín có mùi, nhiễm khuẩn. Khi thay băng vệ sinh, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô, sau đó mới dùng băng mới.

Trong thời kỳ mang thai, hậu sản, chị em nên vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ, lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ kích ứng da.

Bạn có thể vệ sinh vùng tam giác bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhớ lau rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa.

  • Sử dụng quần lót phù hợp                                                             

Tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester... trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc các loại như quần lót có dây, quần lót ôm sát... Những chất liệu và các loại đồ lót này có thể gây kích ứng các mô mềm, làm các nấm men phát triển, dẫn đến mùi hôi.

Đảm bảo rằng bạn thay đổi quần lót hàng ngày hoặc thậm chí hai lần một ngày khi ra mồ hôi nhiều. Mồ hôi tích tụ trong quần lót có thể dẫn đến sự phát triển của nấm men trong âm đạo, gây ra mùi hôi. Thay đồ lót và vệ sinh vùng kính sau khi đi bộ hoặc tập thể dục là điều cần thiết.

  • Ăn sữa chua

Không chỉ là một sản phẩm làm đẹp da, giữ dáng mà sữa chua còn được biết đến là một “phương thuốc” diệt mùi hiệu quả. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi trong đó có vi khuẩn lactobacillus – khắc tinh của nấm Candida (một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi vùng kín) và giúp cân bằng độ pH của âm đạo. Phương pháp này rất đơn giản. Chỉ cần bạn ăn 2 cốc sữa chua không đường mỗi ngày, mùi hôi vùng kín sẽ nhanh chóng bị tống khứ.

Pha loãng rượu giấm táo với nước ấm để rửa vùng kín khoảng 20 phút cũng có thể giúp loại bỏ mùi hôi, vì nó làm giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm.

  • Khám phụ khoa định kỳ

Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các biểu hiện như ngứa rát, ra khí hư bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị hôi vùng kín. Không nên ngại ngùng, che giấu, tự chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Một lời khuyên nữa là bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, thơm tho.

Hy vọng nội dung trong bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi, các bác sĩ phong khám phụ khoa Bà Triệu sẽ giúp bạn tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa

các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa

nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày

dấu hiệu viêm phụ khoa ở nữ

làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa

dấu hiệu viêm phụ khoa nặng

hình ảnh viêm phụ khoa

cách vệ sinh khi bị viêm nhiễm phụ khoa