Ra huyết trắng khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?

Mẹ bầu bị ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến em bé không là thắc mắc của nhiều người. Ra nhiều huyết trắng khi mang thai có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vì thế mẹ bầu không nên chủ quan và cần phải đi khám ngay để kịp thời điều trị.

Nguyên nhân phụ nữ ra huyết trắng khi mang thai

Tại sao phụ nữ ra nhiều huyết trắng khi mang thai, hiện tượng này có nguy hiểm không? Khi thấy ra huyết trắng khi mang thai nhiều người lo lắng liệu hiện tượng này có ảnh hưởng đến em bé không. Trong nhiều trường hợp ra huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu có sự khác lạ về màu sắc, tính chất và mùi thì chị em nên đi khám để biết nguyên nhân.

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi, hàm lượng hormone estrogen đạt đến mức cao nhất, lưu lượng máu di chuyển về vùng chậu cũng tăng lên. Đồng thời, lớp niêm mạc tử cung hoạt động mạnh hơn bình thường khiến cho lượng chất nhầy tử cung tăng nhiều. Khi chất nhầy này chảy vào âm đạo sẽ tạo thành dịch âm đạo hay còn gọi là huyết trắng sinh lý (khác với khí hư – huyết trắng được sinh ra từ bệnh lý).

Lưu ý, những thai phụ mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ bị huyết trắng cao hơn.

Phụ nữ thường sẽ cảm thấy ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp thai dưới 37 tuần và mẹ nhận thấy lượng chất nhầy cổ tử cung thoát ra nhiều hơn bình thường thì mẹ nên báo với bác sĩ sản khoa vì đây có thể là một trong những dấu hiệu sinh non.

Xem thêm: Mẹ bầu ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối có sao không?

Dấu hiệu nhận biết huyết trắng bình thường và bất thường khi mang thai

Hiện tượng ra huyết trắng khi mang thai là điều bình thường ở thai phụ, tuy nhiên có không ít trường hợp nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm hoặc thậm chí là dấu hiệu cảnh báo sinh non.

Để nhận biết được như thế nào là huyết trắng bình thường và huyết trắng bất thường thì hãy quan sát các đặc điểm dưới đây.

Huyết trắng sinh lý:

Bình thường, huyết trắng sẽ ở dạng chất nhầy màu trắng sữa, giống như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh. Có tính chất thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường có vào ngày rụng trứng hoặc kích thích tình dục.

Đặc điểm của huyết trắng sinh lý là không mùi, màu trắng trong và không có những triệu chứng khó chịu. Với loại huyết trắng này không cần phải điều trị, chỉ cần vệ sinh tắm rửa bằng nước sạch, thay đồ lót hàng ngày, giữ “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng.

Huyết trắng bệnh lý:

Huyết trắng trở thành bệnh lý khi xuất hiện nhiều, đổi màu (vàng hoặc xanh, trắng đục, đóng thành váng…), có mùi hôi, kèm theo những triệu chứng khó chịu như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, tiểu gắt, giao hợp đau… cụ thể:

- Huyết trắng có màu vàng, xanh hoặc trắng đục.

- Có triệu chứng ngứa, khó chịu khi đi tiểu hoặc ‘quan hệ vợ chồng’.

- Huyết trắng có mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý huyết trắng thường là do nhiễm nấm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai,…) hoặc cũng có thể do việc giữ gìn vệ sinh không đúng cách, thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo làm thay đổi môi trường âm đạo dễ dẫn đến viêm nhiễm…

Những dấu hiệu trên là biểu hiệu của việc nhiễm trùng âm đạo, nấm âm đạo hoặc một bệnh lý phụ khoa nào khác, mẹ bầu cần đến bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra chính xác.

Xem thêm: Huyết trắng có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị (Nhiều người khỏi)

Ra nhiều huyết trắng khi mang thai có có ảnh hưởng đến em bé không?

Ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầura huyết trắng khi mang thai tháng cuối là điều bình thường ở phụ nữ  do sự gia tăng của hormone estrogen và lưu lượng máu, huyết trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn bình thường.

Ngoài ra, vào những tháng cuối của thai kỳ, chất nhầy cổ tử cung sẽ tập hợp lại thành nút nhầy, bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm khuẩn. Tới giờ G, khi dạ con bắt đầu co thắt, nút bảo vệ này bung ra, thoát ra qua đường âm đạo của mẹ. Trường hợp thai dưới 37 tuần và nhận thấy lượng chất nhầy cổ tử cung thoát ra nhiều hơn bình thường, mẹ bầu nên báo với bác sĩ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu sinh non.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý đối với trường hợp huyết trắng có mùi hôi, đổi màu vàng, xanh hay trắng đục đi kèm với các triệu chứng ngứa, khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ. Đây là một trong những dấu hiệu của việc nhiễm trùng âm đạo. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để được điều trị sớm.

Tuy không gây khó khăn khi điều trị, nhưng nếu để bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt các trường hợp ra nhiều huyết trắng do viêm nhiễm âm đạo, nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Huyết trắng đục có phải là bệnh không? Ra huyết trắng đục có thai không?

Mẹ bầu ra huyết trắng khi mang thai phải làm gì?

Ra nhiều huyết trắng khi mang thai mẹ bầu cần phải làm gì để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé là điều nhiều chị em thắc mắc. Khi mang thai phụ nữ không thể tùy tiện sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Vì thế để an toàn, ngay khi xuất hiện huyết trắng có những biểu hiện lạ thì chị em nên chủ động đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.

Ngoài ra chị em phụ nữ nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa huyết trắng bất thường ở dưới đây:

- Vệ sinh “vùng kín” đúng cách mỗi ngày hai lần, rửa nhẹ nhàng từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào bên trong…

- Mặc đồ lót rộng thoáng mát: Vi khuẩn gây nên bệnh viêm nhiễm âm đạo (trong đó có huyết trắng) sinh sản rất nhanh trong điều kiện chật chội và ẩm ướt. Vì vậy, việc bạn mặc đồ lót có size lớn hơn bình thường sẽ khiến âm đạo được thông thoáng. Tránh những loại quần áo ôm chặt cơ thể, tốt nhất, bạn nên sử dụng váy bầu.

- Khử trùng đồ lót: Đồ lót nên được giặt sạch, phơi nắng cho thật khô trước khi sử dụng.

- Cẩn thận khi dùng sữa tắm và các dung dịch vệ sinh: Sữa tắm hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ an toàn thì không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng huyết trắng, âm đạo sẽ nhạy cảm hơn bình thường. 

- Sử dụng giấy, băng vệ sinh: Trường hợp âm đạo tiết dịch nhiều, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh loại hàng ngày. Không nên dùng băng vệ sinh có mùi thơm vì loại này thường được ngâm hương liệu không tốt cho âm đạo.

- Mặc đồ thoáng mát, tránh mặc quần áo quá chật sẽ gây ra tình trạng nóng, ẩm nơi “vùng kín” và đó là môi trường rất dễ để nấm phát triển.

- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi giao hợp đặc biệt khi mang bầu.

- Hạn chế ăn đường: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc thai phụ ăn nhiều đường có khả năng mắc chứng huyết trắng cao hơn.

- Ngoài ra, việc uống nhiều nước (nước ép quả việt quất) cũng có tác dụng giảm thiểu sự lên men của vi khuẩn gây hại cho vùng âm đạo.

Khi mắc phải bệnh huyết trắng bệnh lý nặng, các mẹ cần nên đi khám bác sĩ để được xác định đúng nguyên nhân gây để có hướng điều trị hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chuẩn đoán chính xác và tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có hướng điều trị đặc hiệu, kịp thời và cần nên lưu ý sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nội dung về vấn đề ra huyết trắng khi mang thai đã được chuyên gia phòng khám phụ khoa Bà Triệu chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp mọi người có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích. Nếu còn điều gì chưa rõ bạn hãy gọi ngay số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm: Huyết trắng ra nhiều vón cục và ngứa là bị làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Các tìm kiếm liên quan đến ra huyết trắng khi mang thai

ra huyết trắng khi mang thai tháng đầu

ra huyết trắng khi mang thai tháng cuối

huyết trắng khi mang thai có màu gì

cách chữa trị huyết trắng khi mang thai

huyết trắng khi mang thai như thế nào

bà bầu ra khí hư màu trắng đục

bà bầu ra khí hư màu trắng sữa

ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu